Đang truy cập : 23
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 22
Hôm nay : 660
Tháng hiện tại : 18109
Tổng lượt truy cập : 13081272
Thực hiện kế hoạch của Ban liên lạc tập thể lớp H khóa 94-97 và trường THPT THÁI HÒA, được sự nhất trí của BGH nhà trường hôm nay ngày 11/6/2017. Tập thể lớp H khóa học 1994-1997 về thăm trường và tổ chức hội lớp nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày ra trường. Về phía lãnh đạo nhà trường: Thầy Nguyễn Văn Bình - Phó Hiệu trưởng; Đại diện Công đoàn thầy Trần Văn Hùng và Đoàn thanh niên thầy Lê Anh Tuấn. Tại chương trình đại diện tập thể lớp đã trao tặng 4 bộ ghế đá tự nhiên cho nhà trường trị giá hơn 20 triệu đồng.
Trường phổ thông cấp ba Nghĩa Đàn được thành lập năm 1962, gồm hai lớp tám (hệ mười năm) do thầy Hoàng Xuân Đính làm Hiệu trưởng. Địa điểm trường đóng ở dưới chân núi kho vàng (thuộc địa phận chợ Hiếu ngày nay). Đến năm học 1964 - 1965 trường đã có sáu lớp gồm khối cấp II và cấp III, Ty Giáo dục tỉnh quyết định tách riêng khối cấp ba và cơ sở mới được xây dựng ở phía sau xưởng 250B Phủ Quỳ ngày nay. Lúc này trường đã có ba dãy nhà học thiết kế hình chữ U. Thầy và trò tiến hành chặt gỗ, lấy nứa, tre làm lán học, ký túc xá cho giáo viên và học sinh.
Chúng tôi lên xe để đi tìm lại một thời học trò. Một quãng đời đã để lại nhiều dấu ấn tươi đẹp nhất của đời người, một quãng đời chưa phải là khôn mà không còn dại nữa. Chiến tranh đã qua đi lâu lắm rồi, địa điểm trường đã dời đến bốn lần kể từ khi chúng tôi nhập trường. Dấu tích những lán học xưa giờ không còn nữa, thay vào đó là nhà dân, trạm xá, trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa Trung. Chúng tôi thẫn thờ ngồi lại ven rừng, cảnh vật đổi thay không còn nhận ra, con đường mòn xưa vào Bàu Lạng giờ đã được chỉnh sửa tôn tạo thành đường lớn, ô tô đại xa cũng đi được. Ngồi lại bên nhau, chẳng ai nói gì, mỗi người theo một dòng suy tưởng riêng về thời học trò mà chúng tôi cùng trải qua.
Tốt nghiệp trung cấp sư phạm khu học xá Trung ương, tôi được phân công về khu giáo dục Liên khu bốn, rồi Ty giáo dục Nghệ An (nay là Sở GD và ĐT Nghệ An). Ngày 15 tháng tám năm 1957 tôi nhận quyết định về giảng dạy tại trường phổ thông cấp II Nghĩa Đàn, do thầy Hoàng Xuân Đính làm Hiệu trưởng. Buổi đầu gặp gỡ, tiếp xúc với thầy Đính, một hiệu trưởng hiền từ, giản dị, niềm nở, tôi vô cùng phấn khởi.
Xưa nay, những cỗ máy tốt là những cỗ máy luôn vận hành cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng. Tổ Hành chính được xem như “một cỗ máy” đặc biệt của trường THPT Thái Hòa. Năm 1962, trường cấp 3 Nghĩa Đàn được thành lập – nói là trường nhưng chỉ có 2 lớp 8 được học ghép với cấp 2 Thái Hòa. Đến năm 1964 – 1965 mới đủ 3 khối, lớp 8,9,10, trường được tách riêng, thành lập Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường gồm 2 tổ: Tổ Tự nhiên và tổ Xã hội, tổ Hành chính có thể coi là chưa được hình thành. Trường chỉ tuyển dụng tạm thời một vài nhân viên làm công tác sự vụ như: Đánh trống, nấu nước, cấp dưỡng, hình như không có bảo vệ. Kế toán, thủ quỹ thì giáo viên tự kiêm nhiệm, một số nhân viên phục vụ thì chuyển ngành từ bộ đội, thanh niên xung phong, một số chưa được đào tạo qua trường lớp, có hôm nhân viên đánh trống bận nấu nước, thầy hiệu trưởng kiêm luôn đánh trống. Vượt qua những khó khăn ban đầu cùng với sự trưởng thành phát triển nhà trường, tổ Hành chính cũng được hình thành hoàn chỉnh và “ kiện toàn” dần. Theo nguồn thông tin của một số cán bộ hành chính lâu năm, người làm công tác văn phòng đầu tiên của nhà trường là thầy Lê Văn Chước, Chị Liên (Cấp dưỡng). Từ năm 1970 – 1979 tổ trưởng là đồng chí Hệ, đồng chí Mùi, năm 1982 đến năm 2007 là đồng chí Phan Văn Hoa, hiện nay là đồng chí Trần Đình Thế. Nhân viên văn phòng qua các thời kì gồm thầy Chước, bác Hệ, bác Hoài, bác Mùi, bác Hoa, thầy Điu, chị Xuân, chị Mai, chị Liễu, anh Trình, chị Ngọ; bộ phận vụ gồm: bác Tín, bác Niệm, bác Tốn, bác Hảo... và một số là cô nuôi dạy trẻ như cô Lợi, cô Minh, cô Phước, cô Lam, cô Hảo, cô Toàn; phụ trách y tế trường: Bác Phúc; công tác bảo vệ gồm: Bác Liêm, bác Độ, bác Mãn, chú Thế, chú Thông.... Tổ hành chính bắt đầu lớn, dần đủ lông đủ cánh.
Tháng 9 năm 1988, tôi nhận công tác tại trường THPT Nghĩa Đàn (nay là trường THPT Thái Hòa) do thầy Phan Chí Thành làm Hiệu trưởng. Tổ Tổng hợp bao gồm các môn học Lịch sử, Địa lý, Chính trị (nay là môn GDCD) và Ngoại ngữ. Đây là thời kỳ chuyển giao giữa nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tác động và ảnh hưởng đến đời sống giáo viên, công nhân viên lúc bấy giờ khiến cuộc sống vô cùng khó khăn.
Là một trường được thành lập đầu tiên trên đất miền Tây xứ Nghệ với cái tên trường cấp 2, 3 Nghĩa Đàn, đến nay vừa tròn 50 tuổi (1962-2012). Trong suốt 50 năm ấy, trường không ít lần thay đổi địa điểm vì chiến tranh như: Chân núi Kho Vàng, ấp Đon bàu Lạng, Núi Vẹt… Mặc dầu gặp không ít khó khăn vất vả nhưng thật đáng tự hào vì bất cứ hoàn cảnh nào các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cách đây 50 năm, vào năm 1962 trường cấp 3 Nghĩa Đàn (nay là trường THPT Thái Hòa) đã được thành lập. Trường phân công chuyên môn thành hai tổ: Tổ Tự nhiên và tổ Xã hội. Trong đó, tổ Tự nhiên gồm có Toán, Lý, Hóa, Sinh vật và Kỹ thuật công nghiệp. Cho dù vật chất nghèo nàn, lớp ít lại phải đối mặt với bom đạn chiến tranh khốc liệt, đội ngũ tổ Tự nhiên vẫn kiên cường bám trường bám lớp. Họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vinh quang là truyền thụ kiến thức cho thế hệ học sinh.
Trải qua 50 năm, cùng với sự phát triển đi lên của nhà trường, tổ Toán ngày ấy và tổ Toán- Tin bây giờ đã vượt qua biết bao gian nan thử thách, phấn đấu không ngừng để thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tổ Toán – Tin trường THPT Thái Hòa xứng đáng với niềm tin của học sinh, phụ huynh các thế hệ, tạo sự tin tưởng đối với các cấp lãnh đạo, tô thắm lá cờ truyền thống vẻ vang của nhà trường trong suốt 50 năm qua.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, dân tộc ta giành thắng lợi. Miền Tây - Bắc xứ Nghệ trở thành vùng kinh tế mới của đất nước sau chiến tranh. Các nông trường Quốc doanh được thành lập. Nhiều đơn vị bộ đội chuyển sang làm kinh tế. Nhân dân miền xuôi, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đã thực hiện cuộc di dân, xây dựng miền đất mới. Một cuộc sống mới đã thực sự được hồi sinh trên vùng đất Phủ Quỳ, nơi xưa kia được xem là vùng “ma thiêng nước độc”...